LCL và FCL là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đường biển, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Điều này dễ dẫn đến nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu. Vậy làm thế nào để phân biệt hàng LCL và hàng FCL? Hãy cùng PH Logistics khám phá chi tiết qua bài viết sau!
LCL và FLC là gì?
Khi phân biệt hàng LCL và hàng FCL ta dễ dàng nhận thấy hàng LCL và hàng FCL khác nhau từ khối lượng, kích thước hàng (từ một chủ hàng), điều kiện vận chuyển, chi phí,…
- LCL: Hiểu đơn giản là hàng ghép cont, hàng hóa của bạn được xếp cùng với hàng hóa của người khác.
- FLC: Là hàng nguyên cont, 1 cont chỉ duy nhất hàng của bạn và thời gian vận chuyển nhanh hơn vì không cần chờ gom hàng ghép cont như LCL.
Tiêu chí phân biệt hàng LCL và hàng FCL
Phân biệt hàng LCL và hàng FCL |
LCL | FCL |
Tên viết tắt | Less than Container Load: Một phần của cont hay hàng đóng ghép | Full Container Load: Hàng nguyên cont |
Chi phí | Cùng một lượng hàng hóa, chi phí phân nhỏ lô hàng, mỗi lô hàng sẽ có chi phí khác nhau, khi gom lại, chi phí hàng lẻ sẽ lớn hơn.
Đối với hàng hóa nhỏ, rõ ràng LCL là lựa chọn hợp lý duy nhất. |
Chi phí tối ưu
Về tổng chi phí, đặt một container FCL sẽ đắt hơn do khối lượng tuyệt đối.Tuy nhiên, nếu xem xét chi phí theo thứ nguyên, thì đặt vé FCL thường rẻ hơn so với LCL. |
Kích thước hàng | Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển hơn | Ngoài việc 1 chủ hàng có nhiều thùng hàng đủ chứa 1 cont, thì thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là cồng kềnh và nặng |
Tỷ giá | Tỷ giá LCL ổn định hơn | Tỷ giá FCL được biết là dễ biến động |
Điều kiện vận chuyển | Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt một container; chỉ một phần của nó cần phải được đặt trước. | Để vận chuyển hàng FCL, người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một nguyên container. |
Chủ hàng | Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau | Thuộc 1 chủ hàng |
Thời gian giao hàng | Chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian để phân loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử lý. Thời gian cần thiết trong việc xếp và dỡ hàng cũng có thể cao hơn trong trường hợp gửi hàng LCL. | Nhanh hơn vì chỉ giao một chủ hàng. Toàn bộ container đã được đặt trước, không cần phải phân loại và đóng gói container tại các cảng giao hàng riêng biệt. Khả năng xảy ra chậm trễ tại cảng và do cơ quan hải quan quản lý cũng thấp hơn. |
Ưu và nhược điểm của hàng FCL và LCL
Cùng PHL nói về ưu, nhược điểm của hàng FCL và LCL nhé:
Ưu, nhược điểm của hàng FCL
Ưu điểm
- Chi phí vận chuyển thấp hơn cho khối lượng lớn: Sử dụng container riêng giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị hàng hóa.
- Thời gian vận chuyển nhanh: Không cần chờ gom hàng, hàng FCL có thể khởi hành ngay khi đóng xong container.
- An toàn cao: Hàng hóa được bảo quản trong container riêng, tránh tiếp xúc với hàng hóa khác, giảm nguy cơ hư hỏng hoặc thất lạc.
Nhược điểm
- Yêu cầu lượng hàng lớn: Do phải sử dụng cả container, các doanh nghiệp nhỏ hoặc lô hàng nhỏ sẽ khó đáp ứng được điều kiện này.
- Chi phí ban đầu cao: Với lô hàng nhỏ, phí thuê nguyên container sẽ không hiệu quả về chi phí.
Ưu, nhược điểm của hàng LCL
Ưu điểm:
- Linh hoạt cho lô hàng nhỏ: Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những lô hàng không đủ lớn để đóng nguyên container.
- Chi phí tiết kiệm: Chỉ trả phí cho phần không gian container được sử dụng, giúp giảm gánh nặng tài chính.
Nhược điểm:
- Thời gian vận chuyển lâu hơn: Hàng LCL phải chờ đủ lô hàng từ nhiều chủ hàng để lấp đầy container trước khi khởi hành.
- Nguy cơ hư hỏng cao hơn: Việc chia sẻ container với hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau có thể làm tăng nguy cơ hư hại hoặc mất mát.
Tùy thuộc vào nhu cầu vận chuyển và khối lượng hàng hóa, bạn có thể lựa chọn giữa FCL hoặc LCL để tối ưu hóa chi phí và thời gian giao nhận hàng.
Hy vọng qua bài viết này PH Logistics đã cho bạn đã biết cách phân biệt hàng LCL và hàng FCL . Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ số hotline 0977.42.1688, các nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất.
Bài viết liên quan: