RVC là gì? Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực RVC

rvc-la-gi-ham-luong-khu-vuc

Bạn đã hiểu RVC là gì chưa? Nếu bạn nắm vững RVC sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tuân thủ đúng các quy định về xuất xứ hàng hóa mà còn tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan trong xuất khẩu. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về RVC cùng công thức tính cũng như tầm quan trọng của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

RVC là gì?

RVC, hay Hàm lượng giá trị khu vực, là tiêu chí quan trọng trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), dùng để xác định tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm được tạo ra trong khu vực mà hiệp định có hiệu lực. Chỉ khi đạt ngưỡng RVC quy định, sản phẩm mới được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan.

Ví dụ: Một công ty sản xuất giày tại Việt Nam muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Để được hưởng ưu đãi thuế, sản phẩm phải đạt RVC tối thiểu 40%.

Cụ thể hơn, mặt hàng cua (mã HS 1605.10) và tôm (mã HS 1605.20) yêu cầu RVC tối thiểu 35%, trong khi các bộ phận của hộp số xe (mã HS 8708.40) phải đạt ngưỡng 45% để đáp ứng quy định.

rvc-la-gi
RVC là gì?

Cách tính RVC

RVC (Hàm lượng giá trị khu vực) được xác định dựa trên mức độ đóng góp của các quốc gia thành viên trong một Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào tổng giá trị của hàng hóa. Có hai phương pháp để tính toán RVC:

Cách tính RVC trực tiếp

rvc-la-gi-cong-thuc-tinh-truc-tiep
RVC là gì? Công thức tính trực tiếp

Cách tính RVC gián tiếp

rvc-la-gi-cong-thuc-tinh-gian-tiep
RVC là gì? Công thức tính gián tiếp

Trong đó:

Trị giá FOB (Free On Board) là giá trị hàng hóa tại các cảng xuất khẩu, bao gồm giá trị hàng hóa và chi phí vận chuyển đến cảng xuất khẩu.

Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàm lượng giá trị khu vực” (RVC)

Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí RVC là tài liệu quan trọng giúp chứng minh rằng sản phẩm xuất khẩu đã đáp ứng yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực theo các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Đây là cơ sở để nhà xuất khẩu xin cấp chứng nhận xuất xứ (C/O), từ đó hưởng ưu đãi thuế quan khi giao thương quốc tế.

Nội dung chính trong bảng kê khai bao gồm:

  • Thông tin sản phẩm: Chi tiết về hàng hóa, mã HS, giá trị FOB (Free on Board) và các thông tin xuất xứ liên quan.
  • Giá trị nguyên liệu có xuất xứ: Ghi rõ phần giá trị của các nguyên vật liệu sản xuất trong khu vực FTA áp dụng.
  • Giá trị nguyên liệu không có xuất xứ: Xác định giá trị của nguyên liệu ngoài khu vực FTA.
  • Tính toán RVC: Thực hiện tính hàm lượng giá trị khu vực theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, phù hợp với quy định FTA.
  • Xác nhận và ký tên: Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất xác nhận tính chính xác của bảng kê khai, kèm theo chữ ký và con dấu.

Chứng từ bổ sung cần nộp:

  • Bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Bản sao hóa đơn giá trị gia tăng, C/O ưu đãi nhập khẩu.
  • Bản khai từ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, đối chiếu thông tin từ các cột liên quan trong bảng kê khai.

Việc chuẩn bị kỹ càng bảng kê khai và các chứng từ liên quan không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định mà còn đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Hy vọng qua bài viết này PH Logistics đã cho bạn đã biết RVC là gì? Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực RVC. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ số hotline 0977.42.1688, các nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon