So sánh chính ngạch và tiểu ngạch? Sự lựa chọn nào tốt nhất?

so-sanh-chinh-ngach-va-tieu-ngach-4

Chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức thương mại quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch chưa? Nên lựa chọn hình thức nào để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn?

Hãy cùng PH Logistics so sánh chính ngạch và tiểu ngạch qua bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định đúng đắn nhất!

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức nhập khẩu quy mô lớn, minh bạch, phù hợp với các doanh nghiệp muốn kinh doanh ổn định, lâu dài. Hàng hóa vận chuyển qua chính ngạch có đầy đủ giấy tờ, được kiểm soát chặt chẽ và thường nhập qua các cửa khẩu lớn.

Tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là hình thức giao thương qua biên giới tại các cửa khẩu ở Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Phù hợp với các giao dịch nhỏ lẻ, hàng hóa thường là quần áo, nông sản, thực phẩm, TMĐT. Quy trình đơn giản, nhưng bị giới hạn giá trị giao dịch và yêu cầu người tham gia phải có hộ khẩu biên giới.

Tùy vào nhu cầu kinh doanh, bạn có thể chọn chính ngạch để đảm bảo uy tín hoặc tiểu ngạch để tiết kiệm chi phí.

So sánh chính ngạch và tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều là những hình thức thương mại hợp pháp, được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, mỗi hình thức lại có những đặc điểm và ưu thế riêng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Dưới đây là sự so sánh chi tiết để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

So sánh chính ngạch và tiểu ngạch
So sánh chính ngạch và tiểu ngạch

Hình thức vận chuyển

  • Tiểu ngạch: Hàng hóa thường được vận chuyển qua đường bộ, chủ yếu bằng xe tải. Do tính chất giao dịch giữa cư dân biên giới, hàng hóa tiểu ngạch chủ yếu đi qua những tuyến đường mòn hoặc khu vực biên giới gần.
  • Chính ngạch: Hàng hóa có giá trị lớn hơn, thường được vận chuyển qua các cửa khẩu quốc tế. Để đảm bảo chất lượng, hàng hóa thường được đóng gói cẩn thận trong container và vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.

Hàng hóa

  • Tiểu ngạch: Thường là hàng hóa tiêu dùng có giá trị thấp như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, hoặc nông sản. Các mặt hàng này không yêu cầu tiêu chuẩn cao về xuất xứ hay chứng từ.
  • Chính ngạch: Phù hợp với những sản phẩm có giá trị cao hoặc nhạy cảm như thiết bị công nghệ, thực phẩm đông lạnh, hay hàng hóa dễ hư hỏng. Hàng hóa chính ngạch luôn có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và chất lượng.

Giá trị giao dịch

  • Tiểu ngạch: Bị giới hạn giá trị giao dịch, tối đa 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định. Điều này khiến hình thức này phù hợp với các giao dịch nhỏ lẻ.
  • Chính ngạch: Không giới hạn về giá trị hay số lượng hàng hóa. Doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng hóa lớn với chi phí cao, miễn là đáp ứng các quy định pháp luật.

Thủ tục và thuế

  • Tiểu ngạch: Thủ tục đơn giản hơn với các giấy tờ như tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B), giấy chứng minh cư dân biên giới, và giấy phép kinh doanh tiểu ngạch. Tuy nhiên, quyết định thông quan phụ thuộc vào kiểm tra tại chỗ của hải quan.
  • Chính ngạch: Yêu cầu nhiều chứng từ hơn như hợp đồng thương mại, hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ (form E), và các tài liệu liên quan. Thuế nhập khẩu và các loại phí được áp dụng theo quy định và có thể cần kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.
so-sanh-chinh-ngach-va-tieu-ngach-2
So sánh chính ngạch và tiểu ngạch

Nên chọn chính ngạch hay tiểu ngạch?

  • Chọn tiểu ngạch nếu bạn cần nhập số lượng nhỏ hàng hóa tiêu dùng phổ thông như quần áo, nông sản, hoặc các mặt hàng có giá trị thấp. Thủ tục đơn giản và chi phí thấp là điểm mạnh của hình thức này.
  • Chọn chính ngạch nếu bạn nhập khẩu hàng hóa số lượng lớn hoặc giá trị cao. Hình thức này không chỉ đảm bảo quyền lợi hợp pháp mà còn cung cấp đầy đủ chứng từ và kiểm soát chất lượng.
so-sanh-chinh-ngach-va-tieu-ngach-3
So sánh chính ngạch và tiểu ngạch. Nên chọn cái nào?

Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ với thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp, các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thì PH sẽ là lựa chọn lý tưởng để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

Hy vọng thông tin từ PH Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức này và đưa ra quyết định phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình!

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon